• Menu
Dịch vụ
Hỗ trợ trực tuyến
Các dự án đã thực hiện
  • vệ sinh công nghiệp
  • cung cấp tạp vụ
  • điệt côn trùng bắc ninh
  • hút bể phốt bắc ninh
  • dánh bóng sàn
  • mài nền bê tông

sơn sàn epoxy tại bắc ninh, bắc giang, hải dương


Sơn epoxy là gì:  Là sơn 2 thành phần, phần A là sơn, phần B là chất đóng rắn. Tại sao phải có chất đóng rắn là vì sơn epoxy thường được sử dụng trong những môi trường khắc nhiệt hơn sơn nước hay sơn dầu: Sơn trên sàn bê tông để chịu tải trọng, mài mòn, sơn trên kết cấu sắt thép để chống ăn mòn, chống rỉ, chống môi trường nước mặn acid, một số dòng sơn đặc chủng như sơn epoxy chống hóa chất, chống tĩnh điện, chống cháy, chịu nhiệt độ cao...

Trên thị trường hiện nay, có 2 dạng sơn Epoxy phổ biến là: Sơn Epoxy hệ lăn và sơn Epoxy hệ tự san phẳng.

Ưu điểm sơn epoxy

           Sơn epoxy có khả năng chịu hóa chất tốt, đặc biệt là chịu kiềm. 

           Chịu và chạm cơ khí lớn, tính bền cao, khả năng chịu tải trọng và mài mòn tốt

 Chịu nhiệt độ lên đến 120oC (có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuy loại)

 Có một số hệ được sử dụng để sơn bồn chứa nước ăn và thực phẩm

 Hàm lượng chất rắn cao, hàm lượng VOCs thấp nên ít ảnh hưởng tới môi trường và con người sử dụng

Nhược điểm sơn epoxy :

 Chịu UV kém: bị phấn hóa dưới ánh nắng

 Quá trình áp dụng và đóng cứng phụ thuộc vào nhiệt độ ( thông thường là trên 10oC)

 Là sơn hai thành phần nên tỷ lệ pha trộn sơn epoxy phải đúng, nếu không sẽ không đông cứng

 Có thể gây dị ứng, mùi hôi khó chịu dễ đẫn đến bệnh đâu đầu

 Đòi hỏi phải có sự hiểu biết để sử dụng và thi công sơn epoxy chính xác

Epoxy có thể biến tính với phenol, nhựa đường than đá và nhựa hydrocacbon để thu được các tính chất đặc biệt như chịu hóa chất tốt hơn, thẩm thấu tốt hơn, chịu nước tốt hơn v.v. hạn chế của sơn epoxy là chúng bao gồm một lượng lớn dung môi.

Quy trình sơn nền epoxy

Bước 1: Xử lý bề mặt trước khi thi công sơn epoxy

Mục đích của việc tạo nhám bề mặt sàn là tạo độ bám dính giữa bề mặt với lớp sơn lót epoxy và lớp sơn epoxy phủ. Tùy vào hệ thống máy móc của nhà thầu nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sàn epoxy.

Đối với bề mặt đã thi công lớp Hardener thì quá trình xử lý bề mặt phức tạp hơn, do lớp hardener có độ cứng, khó tạo nhám so với bề mặt nền bê tông bình thường…

Trước khi thi công sơn epoxy thì bề mặt phải được vệ sinh sạch sẽ, không dính bụi bẩn, bề mặt hư hỏng phải được loại bỏ.

Bước 2: Sửa chữa bề mặt sàn

Dùng vữa epoxy 2 thành phần, trám trét các vị trí hư hỏng, lồi lõm, gồ ghề, một số sàn bị nứt thì phải dùng vật liệu thích hợp để xử lý.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót

Các bước thi công sơn epoxy hệ sơn epoxy phủ hoặc sơn epoxy tự phẳng thì không thể thiếu quá trình thi công lớp lót. Sơn epoxy lót có độ thẩm thấu và bám dính tốt với bề mặt nên dùng như là lớp keo để gắn kết lớp sơn epoxy phủ với sàn bê tông.

Bước 4: Thi công sơn epoxy lớp trung gian

Trước khi thi công lớp hoàn thiện thì phải thi công sơn epoxy lớp trung gian, lớp sơn epoxy trung gian là lớp sơn màu, thường là cùng màu và cùng loại với lớp sơn phủ.

Bước 5: Thi công sơn epoxy phủ hoàn thiện

Sau khi lớp sơn epoxy trung gian đã khô thì tiến hành vệ sinh một lần nữa trước khi thi công lớp sơn epoxy phủ hoàn thiện cuối cùng. Cách pha sơn epoxy để thi công sơn epoxy hoàn thiện phải theo định mức và tỉ lệ của nhà sản xuất đưa ra.